Cùng khám phá chi tiết các mức tải trọng xe cẩu phổ biến

Meta: Các mức tải trọng xe cẩu phổ biến hiện nay là gì? Hãy để capthepvina cùng tìm hiểu với các bạn vấn đề này qua bài viết dưới đây!

Xe cẩu hiện là một trong những loại xe thông dụng, được sử dụng ở rất nhiều các lĩnh vực như xây dựng, giao thông vận tải, hàng hải,  hàng không…Tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với xe cẩu. Do đó, thị trường xe cẩu với các tiêu chí cũng như mức tải trọng khác nhau nhằm đáp ứng tốt nhu cầu công việc. Vậy bạn đã biết các mức tải trọng xe cẩu phổ biến hiện nay chưa? Nếu chưa, hãy cùng capthepvina tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Người ta có thể chia xe cẩu theo các dòng với từng mục đích công việc, với những mức tải trọng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, có hai loại xe cẩu chính, đó là:

Contents

Các mức tải trọng của xe cẩu cố định

Xe cẩu cố định thường được sử dụng tại các công trình lớn. Khả năng tự di chuyển của những loại xe cầu này gần như rất thấp. Vì thế, nhiều người sẽ không gọi đây là xe cẩu. Chúng thường được biết đến với những cái tên như cẩu trục hoặc cẩu tháp.

các mức tải trọng xe cẩu phổ biến
các mức tải trọng xe cẩu phổ biến
                               

Dòng xe cẩu cố định này được kết cấu kiên cố bởi hệ cầu trục vững chãi. Phạm vi công việc của xe cẩu cố định cũng rất rộng, đáp ứng được các yêu cầu công việc như di chuyển vật liệu, hàng hóa nặng, di chuyển lên cao…

Những xe cẩu cố định thường bắt gặp nhiều ở các khu vực như các công trình xây dựng, các bến cảng…. Do đó, mức tải trọng và tần suất làm việc của loại xe cẩu cố định này thường rất lớn.

Các mức tải trọng xe cẩu phổ biến của xe cẩu di chuyển

Loại xe này các bạn có thể gặp nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Xe cẩu di chuyển là dạng xe có chứa cần cẩu, việc di chuyển qua lại của cần cẩu sẽ theo trục ngang dựa trên hệ thống cơ và năng lượng của xe.

Xe cẩu di chuyển có thể được phân chia thành hai nhóm :

Nhóm 1: Xe cẩu bánh lốp

Bánh của xe cẩu bánh lốp được làm bằng cao su. Do đó, việc di chuyển cũng như nâng tải trong quá trình làm việc của xe cẩu bánh lốp rất thuận tiện. Để làm việc an toàn và hiệu quả hơn, xe cẩu bánh lốp được trang bị thêm hệ thống chân đỡ với thiết kế chắc chắn, độ cân bằng lực tốt.

Các mức tải trọng xe cẩu phổ biến của dòng xe cẩu bánh lốp như sau:

  • Xe cẩu địa hình

Xe cẩu địa hình có tính cơ động cao, có thể sử dụng cho nhiều loại địa hình khác nhau, kể cả những khu vực mà các loại xe cẩu khác không thể vào. Tuy nhiên, tải trọng của xe cẩu địa hình chỉ từ 25 tấn đến 70 tấn.

các mức tải trọng xe cẩu phổ biến
các mức tải trọng xe cẩu phổ biến
                                          
  • Xe cẩu tải

Xe cẩu tải còn được gọi là xe cẩu tự hành hoặc xe cẩu thùng. Loại xe này cũng có tính cơ động cao. Tải trọng của dòng xe này từ 25 tấn đến 200 tấn.

  • Xe cẩu địa hình 2 cabin

Trọng tải của loại xe cẩu địa hình 2 cabin này khoảng từ 70 tấn đến 1.600 tấn. Đây có thể nói là một con số ấn tượng.

Ngoài ra, do sự kết hợp hoàn hảo giữa xe cẩu tải và xe cẩu địa hình nên dòng xe này vừa có tính cơ động cao, vừa di chuyển nhanh lại có hiệu suất làm việc đáng nể.

Nhóm 2: Xe cẩu bánh xích

Xe cẩu bánh xích không quá khác biệt so với các loại xe ủi hoặc xe xúc cát. Lý do bởi hệ thống bánh xe với kết cấu là những hàng xích dài quấn xung quanh của xe cẩu bánh xích, rất giống với những loại xe ủi, xe xúc cát.

Nhờ những bánh xích này mà khả năng nâng của xe cẩu bánh xích cao hơn khả năng nâng của xe cẩu bánh lốp. Không chỉ vậy, xe cẩu bánh xích còn có thể di chuyển tốt trên nhiều địa hình như đất mềm, đất cát với tính ổn định cao.

Tuy nhiên, xe cẩu bánh xích thường có trọng lượng rất nặng, tốc độ di chuyển của dòng xe này khá chậm. Vì vậy, nếu như muốn đem xe cẩu loại này đến một vị trí khác ở xa, cần phải tiến hành tháo rời các bộ phận rồi dùng phương tiện vận tải khác để đem đi. Tính bất tiện của việc này đối với năng suất, tiến độ công việc là không hề nhỏ.

Mức tải trọng của xe cẩu bánh xích rất đa dạng, có thể là 30 tấn, 50 tấn, thậm chí là 300 tấn…

Cáp thép dùng trong các loại xe cẩu là thép gì?

Cáp thép dùng cho các loại xe cẩu thường là cáp thép chống xoắn. Do đó, cáp thép chống xoắn còn được gọi thẳng với những cái tên như cáp cẩu trục, cẩu tháp. Đây là dòng sản phẩm được cấu tạo bởi những sợi cáp đặc biệt. Các lớp cáp được xếp gần nhau theo chiều xoắn ngược, giúp cho sợi cáp không bị xoắn trong khi dùng.

Thông thường, cáp thép chống xoắn phục vụ nhu cầu nâng hạ sẽ gồm hai loại là 35×7 và 19×7.

Nguyên tắc hoạt động của những loại cáp thép chống xoắn này là: khi có lực tác động lên cáp thép, các sợi cáp sẽ giãn ra, sự liên kết giữa các tao cáp lúc này tăng lên gấp nhiều lần. Nhờ vậy, mà tình trạng xoay, xoắn cáp thép do lực ngoài tác động vào giảm đi.

Cáp thép chống xoắn được dùng trong các loại xe có cơ cấu nâng – hạ như xe cẩu cố định, xe tải cẩu,…

Đơn vị cung cấp cáp thép cẩu trục tốt

Hiện tại, Công ty TNHH cáp thép Vina đang là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp cáp thép cẩu trục – cáp thép chống xoắn. Công ty luôn tự hào là đơn vị có nền tảng lâu đời trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối cáp thép cẩu trục – cáp thép chống xoắn. Mọi sản phẩm ở đây đều đảm bảo chất lượng, chính hãng cùng giá cả hợp lý, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Bài viết trên đây vừa giới thiệu sơ qua về các mức tải trọng xe cẩu phổ biến cũng như dòng sản phẩm cáp thép chống xoắn thường được dùng cho các loại xe cẩu. Hãy liên hệ với cáp thép Vina qua trang web capthepvina để được tư vấn thêm thông tin chi tiết về dòng sản phẩm cáp thép chống xoắn tuyệt vời này.

5/5 - (100 bình chọn)
Content Protection by DMCA.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.